Liên Kết

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Bổ nhiệm hơn 2.000 thẩm phán vẫn thiếu người xét xử

Trong 3 năm (2013-2015), hơn 2.000 thẩm phán cùng gần 1.000 chánh án, phó chánh án đã được bổ nhiệm nhưng vẫn chưa đủ nhân lực cho ngành tòa án.
 
Án oan khiến người dân mất lòng tin  Tin nhanh   

Trả lời chất vấn trước Quốc hội những ngày qua, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho hay từ năm 2013 đến đầu 2015 có hơn 2.000 thẩm phán trung cấp và sơ cấp đã được bổ nhiệm; gần 1.000 chánh án, phó chánh án địa phương đã được bổ sung. Tuy nhiên số lượng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu cũng như chỉ tiêu của ngành để phục vụ giải quyết xét xử.

Theo Chánh án Bình, việc bổ sung thẩm phán gặp nhiều khó khăn chủ yếu do yếu tố khách quan, bởi phải thông qua thi tuyển theo Luật Tổ chức TAND năm 2014. Tuy nhiên với việc đã hoàn thiện quy trình thi tuyển thẩm phán và số lượng cán bộ đã đào tạo khoảng 1.500 người, trong những tháng cuối năm 2015, đội ngũ thẩm phán các cấp sẽ được phân bổ đủ theo chỉ tiêu biên chế.

Tình trạng thiếu và nguồn nhân lực yếu trong ngành tòa án, kiểm sát từng liên tục được chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội trước, những vị trưởng ngành cũng nêu nhiều giải pháp tuy nhiên nhiều năm trôi qua đây vẫn luôn là vấn đề nóng.

Báo cáo của VKSND Tối cao cho hay trong 3 năm (2013-2015), ngành đã bổ nhiệm hơn 2.500 người cho các chức danh tư pháp. Tuy nhiên, con số này cũng mới đáp ứng được 89%.

Việc thiếu nguồn nhân lực được cả hai người đứng đầu ngành tòa án và kiểm sát cho rằng là một trong những nguyên nhân khiến khối lượng công việc khổng lồ của các cơ quan này chưa được xử lý hết.  Doc bao 24h  

Một trong những giải pháp đang được hai ngành áp dụng là tự nâng cao đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo nhu cầu. TAND Tối cao ấp ủ triển khai thành lập Học viện Tòa án để đào tạo, tập huấn cán bộ chuyên trách cho từng lĩnh vực.

Còn cơ quan kiểm sát đã thí điểm thực hiện đề án đổi mới việc thi tuyển chọn nguồn bổ nhiệm chức danh tư pháp. Việc thành lập và đưa vào hoạt động trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cũng là một giải pháp được cho là đột phá để cải thiện nguồn nhân lực cho ngành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét