Liên Kết

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Vụ mua 164 toa tàu cũ Trung Quốc: Thanh tra Chính phủ vào cuộc

taucu
Liên quan đến vụ đề xuất, nghiên cứu mua toa tàu cũ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ cho biết, thời gian qua nhận được nhiều thông tin phản ánh các sai phạm của Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội (trước đây là Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội) thuộc TCT Đường sắt Việt Nam trong việc mua toa tàu cũ từ Trung Quốc.
Để có đầy đủ thông tin chính xác phục vụ quản lý Nhà nước và phối hợp với các Bộ, ngành xử lý vụ việc khi cần thiết, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Giao thông vận tảu cung cấp thông tin về việc mua bán nêu trên.Xem thêm TócTiên                                                                              

Đồng thời là các kết quả xem xét, giải quyết vụ việc đến thời điểm hiện tại.
Trước đó, trong kết luận của Bộ GTVT cũng chỉ rõ, TCT ĐS VN và Công ty Vận tải ĐSHN và các đơn vị có liên quan đã có chủ trương thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu mua toa xe đã qua sử dụng khi chưa có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT.
Theo đó, Bộ GTVT sẽ thực hiện các quy trình thủ tục xem xét việc kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành trong việc chỉ đạo khảo sát, nghiên cứu đầu tư chưa đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo Tổng công và các cán bộ có liên quan theo đúng chỉ đạo của Bộ GTVT trước ngày 15/3/2016.
Liên quan đến chủ trương mua lại 160 toa tàu hàng cũ của Trung Quốc, ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng giám đốc công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội đã bị cách chức.
Từ năm 2014, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có chủ trương mua 164 toa tàu cũ của Cục Đường sắt Côn Minh - Trung Quốc.Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                      
Đáng chú ý, văn bản 399/TTr-KHKD ngày 15/10/2014 của Ban Kế hoạch kinh doanh gửi báo cáo đề xuất, nghiên cứu, báo giá mua toa xe cũ, gửi ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV lại xuất hiện "bút phê" nhất trí về chủ trương mua toa xe cũ.
"Bút phê" trên văn bản này là của ông Trần Ngọc Thành, có nội dung : "Kính chuyển Tổng giám đốc. Tôi nhất trí thực hiện nhanh chủ trương đầu tư toa xe hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc. Đề nghị tổ chức triển khai từ ngày 16/10/2014".
Trả lời về vấn đề này, ông Trần Ngọc Thành khẳng định: "Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không có bất cứ một văn bản nào cho phép đầu tư cũng như chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mua toa xe hàng của Trung Quốc đã qua sử dụng".

Giải mã những bí ẩn về Quan Âm bạch ngọc của hoàng tộc triều Nguyễn

Nhưng ít ai biết rằng, để có được địa vị như ngày nay, cổ vật quý giá này từng "lận đận" trăm năm dưới tấc đất Hoàng thành Huế.
Bí ẩn đằng sau pho tượng quý
Lần theo những tư liệu khảo cổ, tư liệu Phật giáo quý giá do bảo tàng TP. Đà Nẵng cung cấp, chúng tôi có dịp được "mắt thấy, tai nghe" câu chuyện kỳ bí về bức tượng Quan Âm đặc biệt nhất tại chùa Quán Thế Âm (ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm thuộc khu vực núi Ngũ Hành, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng).

quanam1
Pho tượng Phật Quan Âm Tống Tử quý giá, cổ vật được nghiên cứu đề nghị lập hồ sơ bảo vật quốc gia.
Theo Hòa thượng Thích Huệ Vinh, Thượng tọa trụ trì chùa Quán Thế Âm, tính đến thời điểm hiện tại, bảo tàng Văn hóa Phật giáo Việt Nam có đến hơn 500 cổ vật, trong đó có 200 cổ vật quý hiếm, mang đậm bản sắc Phật giáo cùng tín ngưỡng dân gian qua ngàn năm lịch sử dân tộc. Trong số ấy, cổ vật tượng Quan Thế Âm bằng bạch ngọc này được xem là đặc biệt nhất, quý giá nhất.
Bức tượng đặc biệt không chỉ ở chất liệu, hình khối, sự tinh xảo, nghệ thuật mà còn đến từ số phận, ý nghĩa văn hóa, tâm linh mà cổ vật quý mang trên mình. Về hình thức, cổ vật cao 29cm, bề ngang 17cm, nặng gần 5kg, toàn bộ được làm từ bạch ngọc. Chính chất liệu quý giá trên của pho tượng đã dấy lên nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu khảo cổ. Theo đó, đại đa số những pho tượng Phật phát hiện ở Việt Nam chủ yếu được làm từ gỗ, đá, sứ, đồng..., là những chất liệu gần gũi, thể hiện sự bao dung, độ xá của Phật. Thế nên việc xuất hiện một pho tượng quý giá bằng bạch ngọc từ trăm năm trước là cả một vấn đề "lạ lùng".
Trao đổi với PV, Tiến sỹ Nguyễn Đình Chiến, Ủy viên Hội đồng giám định cổ vật (thuộc bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, ông đã ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến pho tượng trên tại chùa Quán Thế Âm. Bạch ngọc là chất liệu cực quý hiếm, vào năm 1835 thời nhà Nguyễn ở khu vực núi Hòa Điền (tỉnh Quảng Nam ngày nay), cũng đã có người phát hiện ra chất liệu quý này. Sau được vua chúa sử dụng làm ngọc tỉ trị quốc.
Tuy nhiên, còn nhiều tranh cãi cho rằng, bạch ngọc du nhập vào triều đại phong kiến xưa qua con đường giao thương từ Trung Quốc. Chỉ các bậc vương hầu, quý tử cung đình mới có được chất liệu này. Theo quan sát của chúng tôi, cổ vật quý này có màu trắng ánh ngọc, với hình tượng ngài Quan Âm ngồi tọa trên đài sen. Tuy nhiên, ngài không ở trong tư thế thiền độ, mà đưa hai tay bế một em bé một cách đạo mạo, đĩnh đạc, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp kỳ lạ. Bên cạnh đó, trang phục Quan Âm được cuốn thành nhiều nếp, gợn, văn hóa chạm nổi. Nhiều người còn cho rằng, bao quanh tượng còn được thếp vàng ánh nhưng giờ đã mất (còn lại một số dấu tích).Xem thêm TócTiên                                                                            
Vậy tại sao lại có hình tượng "Phật bồng đứa bé" trên pho tượng quý này? Câu hỏi bí ẩn này liên quan đến một tích cổ trong Phật giáo. Nhận định về vấn đề này, Hoà thượng Thích Huệ Vinh cho biết, pho tượng trên được gọi đầy đủ là tượng Phật Quan Âm Tống Tử. Trong Phật giáo có một tích riêng về Quan Âm Tống Tử, nhờ công ơn lớn lao của hóa thân Quan Âm Tống Tử Bồ tát, mà sự sống được sinh sôi trong bình yên và an lành, biết bao người phụ nữ được mẹ tròn con vuông.
Chính vì vậy, hình ảnh Phật Quan Âm Tống Tử hiện diện trên đời, để ban cho những người cầu xin con trai sẽ có được đứa con trai hiếu thảo, người cầu xin con gái sẽ có con gái ngoan hiền. Không những thế, Quan Âm Tống Tử còn cảm hóa ma nữ, bảo vệ sự an toàn cho những người phụ nữ trong khi sinh và sau khi sinh. Theo quan niệm, phụ nữ sinh con rất khổ cực, chỉ cách cái chết trong gang tấc. Vậy bức tượng là để cầu con cái, nhưng với chất liệu bạch ngọc quý giá như vậy, thì ai là người có thể sở hữu, thờ tự và cầu nguyện pho tượng này lúc xưa?
Phát lộ nơi giếng sâu và "cơ duyên" với cửa Phật
quanam2
Tượng Phật cưỡi rồng một sừng chế ngự rồng dữ gây họa sóng thần cũng là một cổ vật ý nghĩa.
Sau nhiều ngày lui tới chùa Quán Thế Âm và một số bảo tàng ở Đà Nẵng để thu thập thêm tư liệu hoàn chỉnh cho bài viết, chúng tôi còn ghi nhận được câu chuyện ly kỳ, thú vị về số phận pho tượng quý. Theo các cao nhân đắc đạo chốn tu thiền này, bức tượng đến với chùa là cơ duyên. "Cách đây không lâu, một người dân đến thăm vãn cảnh chùa, đã mến cảnh chùa mà tự nguyện hiến tặng lại pho tượng cho chùa. Đó như là một cơ duyên với cửa Phật", một sư thầy cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, người dân hiến tặng này trong một lần tình cờ, phát hiện thứ ánh sáng lóa lên từ một giếng cổ trong khuôn viên kinh thành Huế (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên -Huế). Khi lại gần mới hay, đó là một pho tượng Phật lung linh, nửa lộ nửa chìm đằng sau lớp đất đá. Cố đô Huế đương thời là kinh đô, là trung tâm chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước. Pho tượng quý cũng theo dòng chảy lịch sử thịnh suy của chốn thâm cung này, cuốn vào dòng xoáy.
Sư trụ trì Huệ Vinh cho hay: "Bức tượng từng được các bà Hoàng thờ để cầu tự con cái. Tương truyền là có hoàng hậu thờ để cầu có con trai làm thái tử. Thời thế loạn lạc, chế độ phong kiến suy tàn, có thể tượng được cất giấu dưới giếng. Cũng như hàng trăm cổ vật khác ở đây, mỗi cổ vật là mỗi số phận, nhưng rồi theo nhân duyên về với nhà chùa".
Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                              
Đáp lại "cơ duyên" ấy, các sư thầy nơi đây cùng sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia khảo cổ, lịch sử, chính quyền các cấp, đang tiến hành thành lập Bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài pho tượng đặc biệt mà chúng tôi đã nói ở trên, tại đây, còn lưu giữ hàng trăm cổ vật có giá trị khác. Ví như: Bức tượng Phật Bồ Tát cưỡi rồng một sừng cực tinh xảo. Để ngự trị linh thú (rồng một sừng), Bồ Tát cầm trên tay một viên châu ngọc là "Định Hải", chế ngự nhiều ác thú, gây họa sóng thần.
Nói đến câu chuyện xoay quanh pho tượng này, vị trụ trì Quán Thế Âm kể: "Bức tượng này vốn do một người dân hiến tặng nhà chùa cũng trong một "cơ duyên" rất đặc biệt. Đó là sau vụ sóng thần nguy hiểm ở Nhật Bản, tôi nghĩ đến việc tạc một tượng Phật có ý nghĩa cầu an thì khoảng một tháng sau đó, một người dân đã mang đến hiến tặng nhà chùa hiện vật quý giá này. Mọi chuyện đến như lẽ tự nhiên, cơ duyên kỳ lạ khó có thể giải thích. Cũng chính vì ý nghĩa chế ngự sóng thần mà cách đây không lâu, bức tượng này đã có một chuyến đi Nhật trở về, khi người Nhật muốn tạc một bức tượng Phật theo nguyên mẫu này để cầu an những trận sóng thần gây họa kinh hoàng".
Sẽ định danh về ý nghĩa những cổ vật
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó Giám đốc bảo tàng Đà Nẵng cho biết: Sắp tới, Đà Nẵng sẽ tổ chức hội thảo khoa học mang tầm quốc gia về văn hóa Phật giáo, trong đó sẽ định danh về ý nghĩa của từng bảo vật.
"Chúng tôi sẽ cùng nhà chùa đưa ra một số cổ vật cho các chuyên gia đánh giá, trong đó có pho tượng bằng bạch ngọc. Trên cơ sở đó lập hồ sơ để trình các cấp đưa vào danh sách bảo vật quốc gia", ông Thiện nói thêm.

Vụ thất lạc con hơn 40 năm ở nhà hộ sinh: Sở Y tế Hà Nội lên tiếng

giadinh1
Bà Hạnh (ngoài cùng bên phải) cùng hai con gái.
Chiều 9/3, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận được báo cáo của Trung tâm y tế quận Ba Đình thông tin về việc tiếp nhận được đơn thư của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi, ở phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội) về việc bà bị trao nhầm con cách đây hơn 40 năm và mong muốn tìm được người con đẻ thất lạc.
giaidinh2
Chị Trang bật khóc khi nghĩ đến việc mình bị nhầm ở trung tâm y tế cách đây hơn 40 năm.
"Tuy nhiên, sau thời gian tìm kiếm, Trung tâm chưa thể tìm lại được thông tin về những em bé sinh ngày 10/10/1974 tại nhà hộ sinh quận, do sổ sách, giấy tờ thất lạc.
Trung tâm đã có biên bản báo cáo Sở Y tế Hà Nội và trả lời cho gia đình bà Mai Hạnh được biết", ông Cường nói.Xem thêm TócTiên                                                                  

Theo ông Cường, do sự việc diễn ra cách đây hơn 40 năm rồi nên rất khó, sổ sách thì không còn.
"Chúng tôi cũng bày tỏ muốn hỏi gia đình về việc có còn nhớ xem bác sĩ nào trực sinh hay lúc đó ai làm lãnh đạo thì mới có căn cứ để chúng tôi tìm về những nhân viên y tế đó để xác định, tuy nhiên, do quá lâu rồi không ai trong gia đình nhớ được", ông Cường bày tỏ.
Về vấn đề trên, ông Phạm Hữu Tiệp, Giám đốc Trung tâm y tế quận Ba Đình cho biết, từ năm 1974 đến nay, đã quá lâu nên trung tâm không có manh mối nào.
Trước đó, gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi), ở đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội đã nhờ cộng đồng mạng tìm kiếm người con gái bị trao nhầm cách đây 42 năm thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh một cô con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình. Những đứa trẻ được đánh số, cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32.
Thắc mắc bà Hạnh hỏi nhân viên y tế rằng con mình là số 33 sao đây lại là số 32 thì nhân viên y tế cho rằng trong lúc tắm rửa số đánh dấu bị mờ. Khi ra tìm thì những đứa trẻ đánh số gần cạnh đều đã được gia đình đưa về hết.Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                       
Ôm đứa con về nhưng bà Hạnh luôn canh cánh trong lòng không yên và đứa bé được đặt tên là Tạ Thị Thu Trang. Đứa con nhận "nhầm" được gia đình bà hết mực thương yêu.
Tuy nhiên, khi tuổi già, chồng mất bà Hạnh lại mong muốn tìm lại đứa con bị thất lạc từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa rõ tung tích người con gái. Chị Trang cũng mong muốn tìm lại được cội nguồn của mình.

Góc tối kinh hoàng ở mảnh đất lắm siêu đám cưới, siêu xe

Những đại gia "chết yểu"
Là mảnh đất khét tiếng về độ chịu chơi, những đám cưới siêu xe, dát vàng, những buổi tiệc linh đình được tổ chức hoành tráng lên đến hàng chục tỷ đồng, thế nhưng ít ai biết góc khuất sau ánh hào quang đó…
Thời gian vừa qua, phố núi "rúng động" khi hàng chục hộ dân trên địa bàn viết đơn gửi đến các cơ quan truyền thông cùng cơ quan chức năng tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Nguyễn Thị Mai (54 tuổi), trú xóm Hồ Vậy, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Theo đó, bắt đầu từ tháng 8/2015, bà Nguyễn Thị Mai đã viết giấy vay tiền rất nhiều cá nhân thân quen trú tại địa bàn thị trấn Tây Sơn, với số tiền lên đến hơn 20 tỷ đồng, lãi suất 0,1%.
Bằng mối quen biết thân tình, bên cạnh đó tin vào cái "mác" là đại gia của bà Mai và gia đình ở đất Trung Tâm, các cá nhân này không chút do dự mang hết số tiền tích cóp của gia đình, thậm chí đi vay thêm để đưa cho bà ấy.
Thế nhưng, khi đến hạn hoàn trả, bà Mai tuyên bố "vỡ nợ" rồi bỗng "bốc hơi" khỏi địa bàn.
Lúc này, những nạn nhân điêu đứng, sống dở chết giở với hàng tỷ đồng vay mượn đã mất trắng vào tay nữ đại gia.
goctoi1
Một đám cưới "siêu vàng" từng diễn ra ở mảnh đất Hương Sơn.
Điều đáng nói, khi lật lại tìm hiểu, chúng tôi khá bất ngờ khi biết chính ở mảnh đất lắm đại gia này, cũng đã có không biết bao nhiêu vụ vỡ nợ. Hàng trăm gia đình tự biến mình thành nạn nhân, sống dở, chết cũng dở.
Là một đia bàn có cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thông thương với nước bạn Lào. Qua đường cửa khẩu này, sự thuận lợi trong việc giao thương làm ăn buôn bán, những dân buôn phất lên nhanh chóng và trở thành những đại gia nhiều của, lắm tiền.
Tuy nhiên, khoảng vài năm trở lại đây, hoạt động buôn bán trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Phần vì cơ quan chức năng thắt chặt hơn công tác kiểm tra kiểm soát, phần vì đầu ra của hàng hóa "đứng", đặc biệt là các loại gỗ.Xem thêm TócTiên                                                                              
Những thương vụ làm ăn bất thành, hàng tấn hàng không có đầu ra, những "đại gia" buôn hàng như "co" lại giữa vòng xoáy hàng - tiền.
Từ đó, dẫn đến những hệ lụy đau lòng....
Hàng chục đại gia "khét tiếng" tại đất Trung Tâm lần lượt bán xe, bán nhà để trả nợ, phút chốc trở nên trắng tay, thậm chí nhiều "đại gia" lao vào đỏ đen, lô đề những mong vớt vát lại số tiền mất mát trong làm ăn.
goctoi2
Một đám cưới siêu xe khác, cũng diễn ra ở phố núi này.
Thế nhưng nợ lại chồng thêm nợ, các "đại gia" như chao đảo, ngập đầu trong đống nợ hàng trăm tỷ không có lối thoát và rồi trong cơn túng quẫn, nhiều "đại gia" đã tìm đến cái chết để kết thúc tất cả, hoặc tuyên bố vỡ nợ rồi bỏ đi biệt xứ, để lại sau lưng những hệ lụy đau lòng.
Có lẽ người dân phố núi vẫn chưa quên câu chuyện về nữ đại gia N.T.H. Sau khi tuyên bố "vỡ nợ", H đã tìm đến cái chết, kết liễu đời mình. Kéo theo đó là cảnh hàng chục gia đình lâm vào cảnh trắng tay, mất nhà mất cửa, vợ chồng con cái tan đàn xẻ nghé.
Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                  
Chị Phan Minh T., (SN 1978, người dân địa phương), nạn nhân của một vụ lừa đảo trầm ngân cho biết: "Thời gian cũng qua được 2 năm rồi, vậy mà tôi vẫn không thể nào chấp nhận nổi. Chỉ vì cả tin và bị dụ dỗ bởi lãi xuất cao của một đại gia mà tôi đã dốc hết tài sản, vay mượn thêm đưa cho họ vay. Khi họ vỡ nợ, tôi cũng mất tất cả, nhà cửa bán, chồng li hôn rồi ôm con đi biệt xứ, gia đình 2 bên nội – ngoại từ mặt, hàng tháng phải lao động cật lực, làm thuê cho họ để tích góp trả lãi nợ người ta.
Vì chán nản, tôi sinh ra bệnh tật đau ốm suốt. Tôi sống mà như không bằng chết".
Nhìn lên bức hình cũ thời "hoàng son" của chị T. với người phụ nữ đang hiện diện trước mặt tôi, chắc rằng chị đã đi qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Chị giờ gầy và già đi rất nhiều.
Hóa ra, bên cạnh những sự kiện gây sốc đối với dư luận về sự sa hoa, giàu sang, mảnh đất đó vẫn chứa những tảng băng chìm.

Vụ 59 "điền viên thôn" trái phép: Thanh tra các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm

Theo Công văn số 1334/UBND-XDGT, ngày 8/3/2016, UBND TP nêu rõ xét nội dung Báo cáo số 46/BC-SXD, ngày 7/3/2016 của Sở Xây dựng và Văn bản số 244/UBND, ngày 29/2/2016, của UBND huyện Ba Vì về việc kiểm tra, rà soát việc xây dựng trái phép tại Khu rừng Mu, thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì.
Để làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm tại khu vực nêu trên, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo: Giao Chánh Thanh tra TP quyết định thành lập Đoàn thanh tra để thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm các quy định về quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại Khu rừng Mu, thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì; đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND TP.
dienvien
Chánh Thanh tra TP được quyền trưng tập cán bộ các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.Xem thêm TócTiên                                                                             
Theo UBND huyện Ba Vì, khu đất xảy ra tình trạng chuyển mục đích sử dụng và xây dựng nhà ở trái phép có diện tích khoảng 4,8 ha thuộc xóm Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì. Phần đất này của các hộ gia đình, cá nhân xã Yên Bài tự khai hoang để ở và trồng cây nhưng chưa được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khoảng năm 2011, các hộ dân này đã tự chuyển nhượng toàn bộ diện tích 4,8 ha này cho ông Nguyễn Thanh Ba (37 tuổi, thường trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là đại diện cho một nhóm cá nhân khác mà không thông qua chính quyền địa phương.
Nhóm người thu gom này tiếp đó đã không lập quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng mà đã tổ chức xây dựng các công trình nhà vườn.Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                       
Cụ thể, trên vị trí lô đất 4,8 ha, chủ đầu tư đã chia làm 99 lô đất xây dựng các nhà vườn, trong đó mỗi lô đất có diện tích từ 200 m2-500 m2, với diện tích xây dựng khoảng 80 m2-90 m2/căn/1lô, và 1 lô xây dựng nhà trung tâm dịch vụ. Trên thực tế chủ đầu tư đã triển khai xây dựng 58 nhà vườn/99 lô đất và 1 trung tâm dịch vụ.
Sở Xây dựng Hà Nội cũng dẫn chứng, theo báo cáo của UBND huyện Ba Vì, UBND xã Yên Bài, thời gian xây dựng diễn ra từ năm 2011 đến nay. Cụ thể, có 24 căn xây dựng từ năm 2011- 2012; có 3 căn xây dựng khoảng tháng 10-2013; có 3 căn vi phạm vào tháng 12-2014; các trường hợp còn lại xây dựng vào khoảng từ tháng 2-2015 đến nay.

Nước mắt người thân của lao động Việt bị cướp giết chết tại Angola

Chúng tôi tìm về thôn Đông Khê, xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vào một buổi chiều nắng tháng 3. Vừa đến đầu xóm, hỏi thăm gia đình anh Đặng Quốc Nghĩa (SN 1972) – người vừa bị cướp giết chết tại Angola, ai ai cũng chỉ dẫn với sự xót thương.
Được biết, anh Nghĩa ra đi để lại bố mẹ già đã 70 tuổi, người vợ cùng 3 đứa con thơ đang tuổi ăn tuổi học. Trong đó, đứa con trai thứ ba chưa đầy 3 tuổi, người con mà anh chưa một lần nhìn mặt.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà trống vắng vọng lên những tiếng khóc than, anh Hàn Văn Định (SN 1969), người họ hàng của gia đình ah Nghĩa cho hay, từ hôm nhận hung tin đến nay, gia đình và cả họ không một đêm yên giấc ngủ. Mọi người vẫn không tin đó là sự thật.

Người chịu nỗi đau đớn nhất là chị Nguyễn Thị Thư (SN 1980, vợ anh Nghĩa). Anh Định cho hay, từ hôm biết tin lại nay, chị Thư như người mất hồn, hết mê rồi tỉnh, khóc lóc suốt, nằm li bì trên giường không ăn uống được gì.
nuocmat1
Từ ngày nhận tin chồng bị giết chết tại Angola, chị Thư nằm mê man. Bên cạnh là đứa con nhỏ 3 tuổi chưa một lần thấy mặt cha.
Qua câu chuyện được biết, năm 2012, với mong muốn kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình và lo cho con cái học hành, anh Nghĩa đi xuất khẩu lao động tại Angola. Ngày anh đi, chị Thư đang mang thai đứa con trai thứ 3. Dù thương vợ bụng bầu cùng 2 đứa con còn nhỏ nhưng do hoàn cảnh nên anh đành nhờ họ hàng giúp đỡ khi cần để sang nước bạn làm thuê.
Anh Định chia sẻ, sang Angola, công việc chính của anh Nghĩa là xây dựng, ngoài ra, ai thuê gì anh làm nấy nhưng cũng bấp bênh, chạy chỗ này chỗ kia vì công an đuổi, bọn cướp đe dọa.
"Do công việc thất thường, lúc có lúc không nên anh Nghĩa phải di chuyển thường xuyên, thi thoảng mới điện về nhà cho vợ con. Trước tết Nguyên đán, vì không đủ tiền mua vé máy bay về nhà với vợ con nên anh Nghĩa hẹn là ở lại kiếm thêm ít tiền cho đủ để ra tết mua vé về nhà luôn. Vậy mà gia đình và họ hàng chúng tôi không ngờ lại nhận hung tin anh bị giết hại", anh Định nói.
nuocmat2
Anh Định chia sẻ với PV
Theo đó, ngày 4/3, gia đình nhận được điện thoại của một người Việt Nam làm việc ở Angola báo là anh Nghĩa đã bị cướp đánh chết, toàn bộ tài sản tiền bạc đều bị lấy hết. Ngay sau khi nghe tin chồng bị sát hại, chị Thư ngất lên ngất xuống như người mất hồn, khóc lóc vì nỗi đau quá lớn. Bố mẹ anh Nghĩa cũng nằm liệt giường từ đó đến nay.Xem thêm TócTiên                                                                          
Thời điểm chúng tôi có mặt, chị Thư đang nằm trên giường, miệng luôn hồi gọi tên chồng. Bên cạnh là đứa con trai 3 tuổi đang nằm ngủ, em còn quá nhỏ dại để hiểu được nỗi mất mát quá lớn của gia đình.
Bà Nguyễn Thị Hợp (SN 1952), họ hàng của anh Nghĩa cho hay, kinh tế cả gia đình phụ thuộc vào mỗi mình Nghĩa, nó mất đi là cả họ mất nhờ. Cứ tưởng rằng đi nước ngoài để kiếm thêm tiền nuôi vợ con, trả nợ, vậy mà không ngờ sang bên đó bị bọn cướp nó giết hại.
nuocmat3
Nước mắt chực trào, bà Hợp cho hay, Nghĩa là đứa cháu hiền lành, trụ cột chính của cả gia đình.
Được biết, gia cảnh anh Nghĩa khó khăn, kinh tế gia đình phụ thuộc vào mỗi anh Nghĩa. Hiện, gia đình còn số nợ lên đến hàng trăm triệu đồng, rồi đây vợ con anh không biết bấu víu vào đâu. Đứa con gái lớn đang học lớp 11 liệu có tiếp tục được đến trường. Từ hôm nhận tin dữ, làng xóm anh em họ hàng đều thay nhau tức trực bên chị Thư, động viên an ủi để chị vượt qua nỗi đau. Nguyện vọng của gia đình là mong thi thể anh nhanh chóng được đưa về quê nhà.
Gia đình cho hay, chi phí đưa thi thể anh Nghĩa về nước hiện được đồng hương Việt Nam tại Angola giúp đỡ, sau khi về, gia đình sẽ vay mượn để trả lại sau. Bởi kinh tế gia đình không biết lấy đâu ra số tiền lớn như vậy. Theo dự tính, thứ 6 (tức 11/3) thi thể anh sẽ được đưa về nước.
Ông Trần Hữu Trụ, Trưởng Công an xã Cẩm Nam cho biết, sau khi nghe tin, chính quyền địa phương đã có mặt động viên gia đình vượt qua nỗi mất mát này. Đây là trường hợp đầu tiên tại xã bị giết hại ở nước ngoài. Chính quyền địa phương cũng giao trách nhiệm cho thôn lo liệu tổ chức mai táng khi thi thể anh Nghĩa được đưa về nước.
Cùng chung niềm đau khi người thân bị giết hại tại Angola, tang thương cũng bao trùm gia đình anh Nguyễn Viết Hậu, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Xem thêm  Ho Ngoc Ha                                                                   
Theo đó, anh Hậu ra đi để chị vợ là chị Trần Thị Kim Dung (SN 1988) và 2 đứa con còn nhỏ dại (đứa đầu học lớp 4, đứa thứ hai học lớp 2).
Theo chia sẻ anh Nguyễn Văn Hoàng (em trai anh Hậu), tháng 9/2012, anh Hậu đi xuất khẩu lao động tại Angola. Qua đây, anh cùng 2 người quen cùng quê Hà Tĩnh hùn vốn mở xưởng hàn xì. Tuy nhiên, do thu thu nhập thấp nên gần tết Nguyên đán thì 2 người này mua vé trở về Việt Nam, còn lại mình anh Hậu.
nuocmat4
Anh Hoàng cho biết, từ hôm nhận tin dữ, gia đình suy sụp hoàn toàn, chỉ mong nhanh đưa thi thể anh về nước để an táng.
Anh Hoàng cho biết, chiều ngày 5/3, anh Hậu cùng với anh Quỳnh quê ở Đức Thọ – công nhân làm trong xưởng hàn xì rủ nhau qua nhà một người bạn để ăn uống. Nhưng anh Quỳnh sang trước. Khoảng 40 phút sau thì nghe một số người dân sống quanh xưởng điện báo là về gấp vì xưởng xảy ra chuyện.
Ngay sau đó, anh Quỳnh tức tốc về xưởng thì chỉ thấy máu, áo và mũ của anh Hậu chứ người không thấy đâu. Sau một ngày tìm kiếm, anh Quỳnh mới phát hiện thi thể anh Hậu ở trong bệnh viện.
nuocmat5
Anh Hoàng cho biết, từ hôm nhận tin dữ, gia đình suy sụp hoàn toàn, chỉ mong nhanh đưa thi thể anh về nước để an táng.
Được biết, gia đình đã vay mượn và gửi 150 triệu đồng sang nhờ người quen tại Angola chuẩn bị các thủ tục để chuyển thi thể anh Hậu về quê nhà. Nếu thuận lợi thì hơn 1 tuần nữa, thi thể anh sẽ được đưa về nước.
Nỗi mất mát quá lớn đã khiến chị Dung không đứng vững, nay con cái nhỏ dại, tương lai không biết sẽ đi về đâu. Gia đình chỉ mong thi thể anh sớm được đưa về nhà an táng.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Quang Thắng lên tiếng vụ xe Camry đâm chết 3 người

Vụ tai nạn khiến 3 người tử vong xảy ra ở phố Ái Mộ (Long Biên, Hà Nội) sáng 29/2 có nhiều thông tin nhiễu loạn. Có thông tin rằng người ngồi sau xe cháu của nghệ sĩ Quang Thắng, chiếc xe Camry gây tai nạn cũng chính là xe của nghệ sĩ này. Tuy nhiên, khi phóng VietNamNet hỏi nghệ sĩ Quang Thắng, nghệ sĩ cười tươi và bảo: "Không hiểu sao, suốt từ sáng tới giờ, không biết bao cuộc gọi hỏi tôi có xe Camry gây tai nạn ở Long Biên không, thú thật, tôi làm gì có xe Camry mà bảo thế. Diễn viên như tôi mà có Camry đi thì hạnh phúc quá. Ai đó cứ dìm hàng tôi. Bạn nhắn với người hâm mộ giúp tôi, tôi đang rất vui vẻ, chuẩn bị diễn ở nhà máy xi măng Hải Phòng. Vợ con, cháu chắt tôi vẫn đang rất khỏe nhé. Cảm ơn mọi người".Xem thêm TócTiên                                                                             
Nghệ sĩ Quang Thắng


Như tin đã đưa khoảng 7h30 sáng 29/2, một chiếc xe ô tô 4 chỗ hiệu Camry mang BKS 29A-86623 do tránh một người đi đường đã mất lái và đâm vào liên tiếp 3 xe máy đang lưu thông ngược chiều. Sau đó, chiếc xe đâm thẳng vào trước cửa số nhà 35 phố Ái Mộ.

Hậu quả, vụ tai nạn đã khiến 3 nạn nhân tử vong, gồm: bà Nguyễn Thị Trúc (SN 1969, ở số nhà 58 phố Ái Mộ, Long Biên, Hà Nội); ông Trần Việt Tiến (SN 1952, ở Tổ 7 phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) và cháu Trần Gia Hân (6 tuổi, học trường Tiểu học Ngọc Lâm). Trong đó, ông Tiến là ông của cháu Hân, trên đường chở cháu gái đi học đã gặp nạn. Còn bà Trúc đang đi bộ cũng bị chiếc xe Camry đâm phải.Xem thêm  Ho Ngoc Ha