Liên Kết

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Cảnh đời 'sống không bằng chết' của người dân Syria



Mỗi ngày lại trở nên tệ hơn', Abu Mohammed thở dài trong căn phòng ẩm ướt ở tầng hầm, nơi vợ chồng ông và 7 đứa con sống trong hai năm rưỡi qua. 'Tôi ước gì bây giờ là tháng trước vì lúc đó còn tốt hơn'.  coupon promo code  

 


Abu Mohammed sống trong tầng hầm cùng vợ và 7 người con. Ảnh: BBC


Bức tường xỉn vàng của căn phòng có một vết nứt sâu chạy dài. Những chiếc đệm mỏng rách rưới trải trên sàn bêtông. Những chiếc bát nhựa rẻ tiền bị nứt được chắp vá tạm bợ.

Abu Mohammed đã chạy trốn khỏi cuộc nội chiến Syria 3 lần. Nơi ở hiện tại của gia đình ông là một tòa nhà có 200 người trú ngụ ở thành phố Kisweh, cách thủ đô Damascus 13 km về phía nam.

Hiện có hàng ngàn gia đình di tản khác đang đổ về thành phố này, khiến dân số ở Kisweh tăng hơn 4 lần trong những năm gần đây. Từ tháng 8, khu vực này trở nên yên tĩnh nhờ lệnh ngừng bắn.

Phóng viên BBC có dịp cùng nhóm nhân viên của UNICEF khảo sát các khu vực do chính phủ kiểm soát ở Kisweh. Cũng giống như các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, UNICEF đang kêu gọi các nước quyên góp số tiền kỷ lục cho Kế hoạch ứng phó nhân đạo (HRP) được công bố tại Geneva năm nay.

"Nhu cầu của người dân nơi đây đang trở nên ngày càng lớn hơn và rất khó để thế giới bên ngoài có thể hình dung", cán bộ truyền thông UNICEF Razan Rashidi cho biết. "Thậm chí người Syria cũng khó có thể hiểu được mức độ tàn phá ở nơi này".

Nước là vũ khí

"Cuộc sống này còn tồi tệ hơn cả cái chết", cụ ông 79 tuổi Ahmad al Ahmad than thở. Một vài người trong số 20 người cháu của cụ đang ủ dột nhìn ra đường phố ầm ầm các xe chở nước do Liên Hợp Quốc cung cấp qua một nhà thầu địa phương.

"Không thể tưởng tượng được người dân phải chịu đựng như thế nào khi không có nước", Atef Dieb, nhân viên phụ trách nước và vệ sinh của UNICEF nói. "Đáng buồn là nước được sử dụng như một thứ vũ khí chiến tranh trong cuộc xung đột này".


Người dân ở Kisweh phải sống trong tình trạng thiếu nước. Ảnh: BBC


Trên khắp Syria trong nhiều năm qua, chiến tranh tàn khốc đã cắt đứt các nguồn nước và thực phẩm. Cơ sở hạ tầng tồi tàn khiến vùng Kisweh không hề có nước. Các xe chở nước lại chỉ đến đây 8 ngày một lần.  hideal.net      

"Đây là nguồn nước duy nhất chúng tôi có và không thể đủ", một người hàng xóm cho biết. "Chúng tôi phải chờ trong nhiều ngày".

Và nước chỉ là một trong số vô vàn các vấn đề ở đây.

Cắt đứt viện trợ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét