Liên Kết

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Tập đoàn vũ khí Mỹ - ngư ông đắc lợi từ tao loạn Trung Đông

Chiến tranh, xung đột ngày càng tăng ở Trung Đông đang tạo ra một lực đẩy khổng lồ đối với sự phát triển và mở rộng của các tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ.  coupon promo code    
 


Tên lửa Hellfire được sử dụng rộng rãi trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, có thể trang bị cho nhiều loại máy bay chiến đấu, bao gồm cả trực thăng. Ảnh: US Navy


Các tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ đang căng mình hoạt động hết tốc lực để đáp ứng nhu cầu tăng vọt đối với các loại vũ khí được sử dụng trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như những xung đột khác ở Trung Đông, Reuters dẫn lời các quan chức và lãnh đạo trong ngành công nghiệp vũ khí Mỹ cho biết.

Nhu cầu về tên lửa và các loại bom thông minh do Mỹ chế tạo tăng đều đặn kể từ khi chúng được triển khai trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Nhưng giờ đây, Mỹ cùng nhiều đồng minh đang phải chạy đua với thời gian để bảo đảm nguồn cung vũ khí ổn định, nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống IS được dự báo sẽ kéo dài.

Giới chức Mỹ cho hay dù đã tăng ca và tuyển dụng thêm công nhân, các tập đoàn vũ khí của nước này vẫn gặp không ít khó khăn bởi năng suất giới hạn. Các tập đoàn còn phải mở rộng nhà máy, thậm chí xây dựng phân xưởng mới để chắc chắn rằng vũ khí được cung ứng liên tục.

Vụ tấn công liên hoàn đẫm máu của IS ở thủ đô Paris, Pháp, hồi tháng trước khiến vai trò của những chiến dịch dội bom các mục tiêu khủng bố của liên minh do Mỹ dẫn đầu càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Tính đến ngày 2/12, có tổng cộng 8.605 vụ oanh tạc được triển khai với chi phí ước tính khoảng 5,2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, một liên minh do Arab Saudi dẫn dắt gồm Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đang tiến hành chiến dịch quân sự đã kéo dài gần 9 tháng với mục tiêu chống lại lực lượng phiến quân do Iran chống lưng ở Yemen.

Các nước vùng Vịnh cũng đang cung cấp những loại vũ khí do Mỹ sản xuất cho phiến quân chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến đã kéo dài 4 năm tại quốc gia này.

"Đó là khu vực tăng trưởng khổng lồ đối với chúng tôi", lãnh đạo của một tập đoàn vũ khí Mỹ nhận định. "Người ta đang tiến hành thảo luận về việc gia tăng nguồn cung vũ khí trong 5 - 10 năm tới. Cuộc chiến chống IS sẽ rất lâu dài".

Tác động có thể được thấy rõ nét nhất ở thành phố Troy, hạt Pike, bang Alabama, nơi tập đoàn vũ khí Lockheed Martin sản xuất loại tên lửa không đối đất Hellfire tại một nhà máy được canh gác cẩn mật, có diện tích hơn 12.000 m2, bao xung quanh là những cánh rừng và đồng cỏ.

Các công ty môi giới đang tích cực làm đầy thêm nguồn nhân lực dự trữ để đón đầu nhu cầu tuyển dụng nhân viên mới ở nhà máy này.

"Những gì tốt đẹp cho Lockheed thì cũng tốt đẹp cho Troy", Kathleen Sauer, Chủ tịch Phòng Thương mại hạt Pike, nói.

Theo bà, việc mở rộng sản xuất của Lockheed Martin sẽ hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế địa phương, nơi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất bang Alabama.

"Hãy nhìn vào khu trung tâm của chúng tôi. Hầu hết các cửa hàng đều đang hoạt động và chúng tôi sẽ chứng kiến thêm nhiều cửa hàng khác khai trương trong thời gian tới", bà Sauer nói.

Nhà máy của Lockheed Martin đã tăng thêm ca làm việc thứ ba và sử dụng 325 công nhân, theo số liệu tính đến tháng hai. Nhà máy giờ đây đang "hoạt động hết công suất", một quản lý của Lockheed Martin khẳng định.

Lockheed Martin còn thông báo đến năm 2020 sẽ tuyển dụng thêm 240 công nhân và mở rộng quy mô nhà máy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét